Site menu
DANH MỤC
Tin trong nước [47]
Tin thế giới [44]
Bất động sản [45]
Phong thủy [5]
Thể thao [4]
Pháp luật [14]
Vi tính [11]
Ô tô - xe máy [17]
Video clip [7]
Doanh nhân [20]
Cấm cười [2]
Kinh doanh [15]
Khoa học,Chuyện lạ [10]
Tâm tình - chia xẽ [34]
NNC Phan Thị Bích Hằng [26]
Đăng ký mua bán BĐS

Mua nhà ,bất động sản
Bán nhà ,bất động sản
Cho thuê nhà
xem ngày tốt - xấu .
Statistics

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Lane Bryant Clothing
Total
Main » 2009 » December » 29 » Hà Nội: "Chướng tai gai mắt", văn hoá phục vụ
Hà Nội: "Chướng tai gai mắt", văn hoá phục vụ
10:23 AM

   - Cộng đồng mạng vẫn lan truyền một bài viết khá thú vị về sự khác nhau giữa hai TP lớn nhất nước: Hà Nội và TP.HCM, trong đó có viết một đoạn về sự cảm ơn: "Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô lễ tân cúi gập người chào bạn. Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn”.

Mặc dù là những đúc kết của cá nhân một công dân mạng tinh tế, nhưng được đông đảo tán thành và gật gù. Không chỉ lời cảm ơn mà văn hoá phục vụ ở Hà Nội hiện vẫn đang là vấn đề "đau đầu” với những ai quan tâm, yêu mến mảnh đất - con người nghìn năm văn hiến - nơi nổi tiếng với câu tục ngữ: "Không thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

"Áo ở đây đắt lắm đấy!”

Một lần, khi tôi ghé thăm nhãn hiệu thời trang N. tại đường Bà Triệu, có sự xuất hiện của một người khách là phụ nữ trung niên. Có lẽ vì cách ăn mặc của chị đơn giản nên ngay từ đầu các em bán hàng đã không mặn mà trong cách chào đón. Chị vẫn vui vẻ lựa chọn những bộ váy công sở, cầm những bộ mình ưng ý trên tay, đang dò đường vào phòng thử, thì cô nhân viên đứng cạnh đó lạnh nhạt: "Có chắc chị mua không? Đồ áo ở đây đắt lắm đấy!”.

Hà Nội:

Hà Nội nên học hỏi cách phục vụ của Tp.HCM.

Câu nói như đuổi khách của một cô nhân viên bán hàng chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu khiến người khách sững sờ. Chị quay quắt lại chỗ thanh toán, rồi nhẹ nhàng hỏi cô nhân viên: " Lương tháng của cô được bao nhiêu?”. Cô nhân viên mặt mũi xám xịt chưa thốt nên lời thì chị nói tiếp: "Cô nhân lên vài chục lần rồi hỏi tôi xem có mua được nổi một bộ váy của cửa hàng cô hay không nhé?”.

Những câu chuyện như trên không phải là chuyện lạ, nó đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở rất nhiều cửa hàng hiện nay. Lời nói được thốt ra từ cái miệng xinh xinh của cô nhân viên bán hàng - lạnh lùng, ngắn gọn và … đơn giản thế - nhưng đã gây ra sự tổn thương cho những ai phải hứng chịu.

Một người bạn của tôi cũng từng phải chịu cảnh tương tự. Khi chị đang xem cái áo khoác mùa đông khá bắt mắt thì người bán hàng lạnh nhạt: "Áo đó giá đắt đấy nhé” với ánh mắt không mấy thiện cảm, nếu không muốn nói là coi thường.

Là người kiếm ra tiền, nên câu nói đó không khác gì hành động hất nước vào mặt, chị sang ngay hàng bên cạnh lấy đúng chiếc áo tương tự và rút xấp tiền ra trả, không mặc cả  một xu - khiến cái miệng vừa thốt ra những lời "thanh lịch” kia cáu kỉnh khó chịu và không kém phần tiếc nuối!

Nhưng tưởng chỉ những người ăn mặc bình dị mới khiến các cô bán hàng "nhà ta” bị "đánh tráo khái niệm” mà nhìn gà hoá cuốc rồi mới hành xử mất lịch sự, thiếu văn hoá nhưng không hoàn toàn đúng. Tôi có anh bạn là người mẫu, với chiều cao nổi bật, phong thái sang trọng, anh được chú ý tại bất cứ nơi đâu anh tới.

Một lần, anh đang chọn được kha khá đồ nhưng vì sắp quay phim nên anh phải chọn thật kỹ càng, vì vậy, người bán hàng tỏ ra khó chịu, mặt sưng vù như bị ong đốt, cộc cằn đáp lời và thái độ vùng vằng rất thiếu duyên, anh không chịu được, vứt hết đống đồ đã chọn rồi không kiềm chế được anh nói: "Em bán hàng kiểu này có mà bán cho quỷ” rồi ra khỏi cửa hàng. Tất nhiên, anh một đi không trở lại.

Những phố "vẫy” khách ở Hà Nội

Hà Nội hiện nay xuất hiện rất nhiều những phố mà dân tình thường gọi là phố "kéo”, "chặn” khách. Tôi đã chứng kiến (và cũng từng gánh chịu) quá nhiều hành động rất phi văn hoá khi những "lơ” quán thời hiện đại chạy ra đứng đầy đường để lôi, kéo, chặn xe của người qua đường, tạo nên không biết bao nhiêu gương mặt với đầy đủ cung bậc cảm xúc từ giận dữ, bực mình, đến lo âu, hoảng sợ.

Thế nhưng kéo được "con mồi” vào chỗ rồi, thì thái độ phục vụ gần như tỉ lệ nghịch với sự nhiệt tình "chặn xe” ban nãy, khách hàng có thể ngồi chờ mỏi cả cổ với những bữa ăn "mầm đá”, sự hờ hững, lạnh nhạt của bồi bàn khiến "thượng đế” cảm thấy hụt hẫng, vì bị bỏ rơi!

Trời đánh tránh bữa ăn!

Huy vốn là cậu ấm có tiếng "Bạc Liêu công tử” ở Hải Phòng. Anh học tại một trường đại học lớn ở Hà Nội và gia đình chu cấp không thiếu một cái gì vậy nhưng cách ăn mặc bụi phủi, đã khiến anh gặp không ít tình huống oái oăm.

Có lần Huy rủ cô bạn gái vào một cửa hàng ăn nhanh, cô nhân viên thấy anh không được phong lưu như những khách hàng khác, bèn lườm lườm: "Đồ ăn này giá cao đấy anh nhé”. Câu nói "chạm nọc” tự ái ngút trời của chàng thiếu gia. Vẽ vời chán chê trên bàn bộn bề thức ăn, Huy mới đủng đỉnh gọi quản lý lên, gọi cả nhân viên phục vụ kia tới. Kết quả, cô nhân viên bị đuổi ngay lập tức.

Chị họ tôi trong một bữa ăn tại nhà hàng, vì không thấy bóng người phục vụ nào, chị gọi to lên thì xồng xộc một cô nàng chạy ra, mắt sáng quắc rồi cao giọng: "Chúng tôi không điếc đâu, chị không phải hét như thế!”.

Mọi người trong bàn tiệc chưa kịp ngạc nhiên thì chứng kiến tiếp hình anh cô này sừng sộ đứng sát cạnh bàn theo kiểu "nhà binh” tỏ ý là giờ sẽ đứng "canh” cho hết buổi! Bữa ăn trở nên kém vui và mất ngon, còn bà chị tôi thì đỏ bừng mặt vì xấu hổ khi mà chồng tương lai ngồi ngay cạnh! Nếu không có sự can ngăn của những người có mặt, có lẽ bà chị họ tôi đã không nhẫn nhịn bình tĩnh ngồi lại cho đến khi bữa ăn kết thúc!

Không nặng như những lời nói xỉa thẳng vào danh dự của khách hàng, nhưng không ít những cử chỉ thiếu văn minh  của người phục vụ trong các quán ăn như cười "nhạt’ khi khách hàng lựa chọn món, gọi tên món, lau bàn ăn với thái độ hậm hực, khó chịu, làm theo yêu cầu của khách hàng một cách miễn cưỡng và kênh kiệu… cũng khiến không ít khách hàng cảm giác phiền lòng.

Trời đánh còn tránh bữa ăn, nên sự bực mình của các "thượng đế” ở những nhà hàng, quán ăn bao giờ cũng "thịnh nộ” và phẫn uất nhất. Đây cũng là bài học cho những chủ đầu tư, người quản lý những nhà hàng lớn nhỏ, bởi vì xét theo tâm lý, không ai muốn ăn uống ở một nơi bị "bạc đãi” và một lần bất tín vạn lần bất tin - nên cơ hội trở lại của người khách đó trong thì tương lai là gần như số không!

Một số người bạn sinh sống và làm việc tại TP HCM, mỗi lần ra Hà Nội vì lý do công việc, xong việc, họ vội vội vàng vàng đặt vé máy bay và trở về ngay. Nhiều khi bạn tôi cứ nửa đùa nửa thật: "Đi uống café ở Hà Nội nhiều khi muốn đập cho đứa phục vụ một phát, còn đi mua đồ thì chỉ muốn chạy cho xong”.

Kết

Một số người nổi tiếng mà tôi có quen biết, khi mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội, họ luôn cẩn trọng với việc phục vụ của nhân viên đến mức việc training (đào tạo) gần như diễn ra hàng tuần.

NTK Võ Việt Chung cho biết anh lắp đặt camera không chỉ để quan sát an ninh cho cửa hàng mà còn… ghi lại cả thái độ phục vụ của nhân viên, nếu cô nào "chẳng may” xị mặt khi khách đến mà không mua, sẽ bị sa thải ngay lập tức.

Nghe Võ Việt Chung nói, tôi cứ trộm nghĩ rằng nếu như người chủ nào cũng ý thức cao độ về cung cách - văn hoá phục vụ - dịch vụ của mình đối với khách hàng như vậy, có lẽ chúng ta sẽ không còn phải đau đầu, chướng tai gai mắt khi hàng ngày vẫn phải đối mặt với rất nhiều lời nói - hành động thiếu hiểu biết, thiếu văn hoá, thừa vô duyên của những người mà họ không hiểu rằng họ đang kiếm tiền bằng chính cách phục vụ của mình, rằng họ đang bất nhã với người sẽ bỏ tiền ra nuôi họ!


[ Quay lại ]

Category: Tâm tình - chia xẽ | Views: 366 | Added by: nguyendangthanh | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:

Lịch
«  December 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031
Entries archive
Quảng cáo

 
 

  Chúng tôi chuyên nhận thiết kế,thi công các công trình Dân dụng & Công nghiệp   _ Uy tín - Chất lượng - Thẩm mỹ - Giá cả hợp lý _

Email : nguyendangthanh05@gmail.com _ Website : //nguyendangthanh.ucoz.com - ĐT : 0907.857.826