Site menu
DANH MỤC
Tin trong nước [47]
Tin thế giới [44]
Bất động sản [45]
Phong thủy [5]
Thể thao [4]
Pháp luật [14]
Vi tính [11]
Ô tô - xe máy [17]
Video clip [7]
Doanh nhân [20]
Cấm cười [2]
Kinh doanh [15]
Khoa học,Chuyện lạ [10]
Tâm tình - chia xẽ [34]
NNC Phan Thị Bích Hằng [26]
Đăng ký mua bán BĐS

Mua nhà ,bất động sản
Bán nhà ,bất động sản
Cho thuê nhà
xem ngày tốt - xấu .
Statistics

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Lane Bryant Clothing
Total
Main » 2009 » September » 24 » Phận nữ sau tay lái xe ôm
Phận nữ sau tay lái xe ôm
8:50 AM
       HTML clipboard
Chị Võ Thị Nguyệt (giữa) đang mời khách ở Bến xe Miền Đông
(PL)- N
            Những phụ nữ bất đắc dĩ trở thành trụ cột, chắt chiu nuôi cả gia đình bằng thù lao từ những cuốc xe ôm. Vậy mà họ lại nuôi được con vào đại học.

Chạng vạng, tôi đón xe ôm từ Trường đại học Giao thông Vận tải TP.HCM về huyện Bình Chánh. Gần như suốt đoạn đường dài, người phụ nữ ấy chẳng nói một lời dù tôi đã nhiều lần gợi chuyện... Phải sau một hồi giới thiệu rằng mình là sinh viên đi thăm người bà con bị bệnh, chị mới nhẹ nhàng: “Làm nghề này phải luôn cảnh giác, chú à! Phụ nữ lái xe ôm chỉ cần sơ sẩy một chút là mất mạng như chơi...”.

Tám năm gánh mười miệng ăn

“Nghề này đòi hỏi phải có sức khỏe, nhanh nhẹn, chịu khó ăn mặc lem luốc và hớt tóc thật ngắn để người ta lầm tưởng là đàn ông” - chân dung những phụ nữ chạy xe ôm đã dần hiện lên trong tôi qua mô tả của người phụ nữ chạy xe ôm ấy. Chị là Nguyễn Thị Mộng Tuyết, 51 tuổi, trú tại quận Bình Thạnh. Hơn tám năm qua, những cuốc xe ôm đã giúp chị nuôi người chồng mù hai mắt cùng bảy đứa con và người mẹ già.

Ngày trước, chị Tuyết buôn bán lặt vặt ở chợ, chồng chạy xe ôm. Được một thời gian, mắt anh bỗng mờ dần rồi mù hẳn. “Nối nghiệp” chồng, chị chạy xe ôm từ đó. Bất kể mưa nắng, ngày đêm, hễ ai thuê đi đâu chị cũng chạy kiếm chén cơm cho mười miệng ăn trong nhà. Cách đây bốn năm, có một người đàn ông trung niên thuê chị chở đi Gò Dưa (Thủ Đức) lúc mới 5 giờ sáng. Khi đi qua đoạn đường vắng, người này yêu cầu chị chạy lòng vòng quanh khu nghĩa địa gần đấy. Nghi ngờ, chị chạy một mạch đến một quán cà phê có đông người và la lớn khiến người này hoảng quá nhảy xuống chạy mất. Kể từ đó, buổi tối chị chỉ chở những khách quen hoặc chạy trên những con đường quen thuộc.

Tám năm chồng chị sống trong bóng tối là tám năm chị miệt mài mưu sinh bằng chiếc xe máy Trung Quốc. “Ngày nào mệt tôi cũng ráng chạy chớ không đành nhìn cả nhà nhịn đói, nhìn mấy đứa nhỏ thất học” - chị Tuyết tâm sự.

Những cuốc xe đưa con vào đại học

Cảnh nhà chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng cũng lao đao không kém gia cảnh chị Tuyết. Chồng chị Hồng mất đã hơn mười năm vì bệnh xơ gan, để lại bốn đứa con cùng món nợ 21 triệu đồng viện phí. Mái tóc bạc, những nếp nhăn trên khuôn mặt và bàn tay chai sạn khiến chị trông già hơn nhiều so với tuổi 50.

Suốt mười năm qua, đều đặn từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa, chị bám trụ tại Bến xe quận 7, rồi về Bến xe quận 1 chạy tiếp đến hơn 22 giờ khuya mới về nhà. Cái tin cô con gái thứ hai vừa đậu đại học chuyên ngành thiết kế nội thất là niềm vui khôn tả đối với chị. Nhưng đằng sau niềm vui đó là bao nỗi âu lo...

Cô bé Phạm Lộc Hồng Vân - con gái thứ hai của chị bộc bạch: “Chị hai của em vừa học tiếng Nhật vừa đi làm thêm ở nhà hàng, còn em đi vẽ thêm bên Hội thánh Tin lành ở quận 8. Mẹ chạy xe ôm chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày và nuôi hai em ăn học. Nghe mẹ bảo phải vay nóng để đóng học phí (gần mười triệu đồng) cho em rồi trả dần mà em muốn khóc...”. Nói đến đó, hai mẹ con nhìn nhau lặng thinh rồi chị nói như tự hứa với các con của mình: “Tôi sẽ cố gắng hết sức để nuôi các con nên người. Mong sao đời chúng sẽ khá hơn...”.

Sinh nghề tử nghiệp

Theo cái nghề tưởng chừng chỉ dành cho phái mạnh này, nhiều phụ nữ phải chấp nhận sống chung với những hiểm nguy rình rập, cướp bóc, trấn lột... có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Chị Võ Thị Nguyệt, chạy xe khu vực Bến xe Miền Đông, còn rùng mình khi nhớ lại gần mười năm trước chị cũng từng suýt chết. Sau khi chở khách, trên đường về bến, chị gặp tai nạn bị dập não phải nằm bệnh viện cả năm trời. Riêng tiền chữa chạy hồi đó đã mất hơn trăm triệu đồng. Gia đình phải chạy vạy khắp nơi, kể cả đi vay nặng lãi. Sau lần chết hụt, ngỡ chị sẽ rời bỏ kiếp phu xe nhưng duyên nghiệp với nghề đã níu chân chị lại.

Nhưng chị Nguyệt vẫn còn may mắn hơn một đồng nghiệp khác đã qua đời của mình hôm 6-9. Đó chị Phan Thị Qua (37 tuổi), mới hành nghề xe ôm tại bến xe được vài tháng để nuôi mẹ già. Mẹ con chị Qua thuê phòng trọ, sống nương tựa vào nhau ở phường 17, quận Bình Thạnh. Lúc đầu chị làm nghề phụ bán cơm. Thù lao chẳng là bao nên chị chuyển sang chạy xe ôm. Rồi chị bị đâm mấy nhát vào cổ khi chở khách và bị cướp mất xe, điện thoại, đồng hồ. Mấy ngày sau xác của chị mới được tìm thấy. Ngày đưa tang, trời mưa như trút nước. Phòng trọ hẹp quá, quan tài phải đặt ngoài đường khiến ai đi qua cũng xót xa.

Hôm chúng tôi đến nhà cụ Phan Thị Liệu, mẹ của chị Qua, co ro trong căn phòng trọ hơn 8 m2 cạnh bàn thờ con gái khói nhang nghi ngút. Gắn đời sau tay lái xe ôm nhưng cả đến khi phải bỏ mạng vì nghề, ước mơ nhỏ nhoi được chăm lo cho mẹ già của chị Qua cũng mãi mãi không thành...

Chạy xe ôm được bằng khen

Đầu tháng 8-2009, chị Võ Thị Nguyệt được Thành đoàn TP.HCM tặng bằng khen về thành tích hỗ trợ sinh viên tiếp sức mùa thi. Với gần 20 năm hành nghề, có thể nói chị nằm trong số những “bóng hồng” đầu tiên ở Sài Gòn chạy xe ôm. Trải qua bao nhiêu thăng trầm với nghề, điều mà chị Nguyệt cùng những đồng nghiệp của mình luôn mang theo là lương tâm phải sạch.

[ Quay lại ]

Category: Tâm tình - chia xẽ | Views: 362 | Added by: nguyendangthanh | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:

Lịch
«  September 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930
Entries archive
Quảng cáo

 
 

  Chúng tôi chuyên nhận thiết kế,thi công các công trình Dân dụng & Công nghiệp   _ Uy tín - Chất lượng - Thẩm mỹ - Giá cả hợp lý _

Email : nguyendangthanh05@gmail.com _ Website : //nguyendangthanh.ucoz.com - ĐT : 0907.857.826