Site menu
DANH MỤC
Tin trong nước [47]
Tin thế giới [44]
Bất động sản [45]
Phong thủy [5]
Thể thao [4]
Pháp luật [14]
Vi tính [11]
Ô tô - xe máy [17]
Video clip [7]
Doanh nhân [20]
Cấm cười [2]
Kinh doanh [15]
Khoa học,Chuyện lạ [10]
Tâm tình - chia xẽ [34]
NNC Phan Thị Bích Hằng [26]
Đăng ký mua bán BĐS

Mua nhà ,bất động sản
Bán nhà ,bất động sản
Cho thuê nhà
xem ngày tốt - xấu .
Statistics

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Lane Bryant Clothing
Total
Main » 2010 » December » 1 » Michael Porter: ‘Việt Nam cần một bước nhảy về thu nhập’
Michael Porter: ‘Việt Nam cần một bước nhảy về thu nhập’
9:44 AM

Trao đổi với báo chí và các học giả tại Hà Nội trong ngày 30/11, Giáo sư Michael Porter cho rằng Việt Nam nên sớm loại yếu tố lao động giá rẻ ra khỏi danh sách lợi thế nếu muốn phát triển ở trình độ cao hơn.
> Michael Porter chê mô hình tăng trưởng của Việt Nam / Không nên bắt chước Trung Quốc làm hàng giá rẻ

- Nhiều ý kiến quốc tế cho rằng Việt Nam hiện nay có lợi thế của người đi sau. Xin Giáo sư cho biết đâu là cách để phát huy lợi thế đó?

- Lợi thế của người đi sau là học tập, rút được kinh nghiệm từ người khác. Do vậy, vấn đề của các bạn là phải học tập, đồng hóa khoa học công nghệ, quy trình quản lý thật nhanh. Việt Nam không có áp lực phải trở thành người sáng tạo ra các sản phẩm khoa học, công nghệ trong vòng ít nhất là 10 năm tới. Nhiệm vụ của các bạn bây giờ là học tập thật nhanh để sử dụng thiết thực trong các ngành sản xuất.

Muốn vậy, không có cách nào khác là người Việt Nam phải đi ra nước ngoài, xem trong ngành của mình, họ đang sử dụng công nghệ gì, quản lý theo quy trình nào… Phải đảm bảo quy trình, công nghệ được mang về nước là tiên tiến, hiện đại nhất.

Giáo sư Michael Porter trong buổi công bố báo cáo năng lực cạnh tranh đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: N.M

- Trong những khuyến nghị của mình về việc thay đổi mô hình tăng trưởng, ông có cho rằng Việt Nam cần hy sinh một số lợi thế ngắn hạn để hướng tới những mục tiêu lâu dài hơn. Vậy lợi thế đó là gì?

- Tôi cho rằng các bạn nên bỏ yếu tố nhân công giá rẻ ra khỏi những lợi thế của mình. Lương thấp cũng đồng nghĩa với một quốc gia nghèo, trong khi Việt Nam đang cần thực hiện một cú nhảy thật xa. Đương nhiên, sau nhiều năm quen thuộc với khái niệm giá lao động thấp, nâng lương quả là một quyết định không dễ chấp nhận với những nhà đầu tư tại Việt Nam. Nhưng cũng đã đến lúc người ta phải làm quen với thực tế là kỹ năng giỏi thì phải được trả lương cao.

Singapore là một ví dụ. Đã có thời điểm họ tiến hành nâng ngay mặt bằng lương trong nước thêm 25%. Những công việc đòi hỏi nhân công giá rẻ lập tức chuyển ngay khỏi nước này. Tuy nhiên, thay đổi đó đã tạo đà cho cả một cuộc cách mạng về kinh tế sau đó.

Dĩ nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, với quy mô lao động lớn hơn nhiều, làm chuyện tương tự quả là liều lĩnh. Tuy vậy, rõ ràng các bạn cũng cần một cuộc cách mạng trong vấn đề này.

- Ông đánh giá như thế nào về vai trò của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam?

- Tôi luôn cho rằng kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng và năng động nhất của nền kinh tế. Nếu đó không phải là khu vực dẫn đầu thì ít nhất cũng phải tham gia thật sâu vào quá trình phát triển kinh tế đất nước. Điều này cần sự tạo điều kiện của Chính phủ cũng như bản thân sự chủ động của các doanh nghiệp. Ngay trong câu chuyện học tập công nghệ nước ngoài mà tôi nói ở trên cũng cần chủ động. Doanh nghiệp phải tự đi tìm chứ không thể trông chờ vào ai cả.

- Quy chế hợp tác công - tư (PPP) vốn được nhắc nhiều tại Việt Nam trong thời gian qua liệu có phải là một cơ hội cho kinh tế tư nhân phát triển?

- Tôi đánh giá cao việc Việt Nam cân nhắc và triển khai các dự án theo quy trình PPP. Nó cho thấy việc Chính phủ đang chuyển dần từ việc áp đặt sang xây dựng chính sách cùng người dân. Quy chế này tạo ra quan hệ và động cơ cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi cũng nhấn mạnh rằng việc xây dựng và thực hiện mô hình PPP phải thực sự hiệu quả mới có thể kích thích và phát triển kinh tế nói chung và khu vực tư nhân nói riêng.

- Một khuyến nghị khác cũng được ông đưa ra nhiều lần trong chuyến thăm Việt Nam lần này là việc xây dựng các cụm ngành kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo ông, quá trình này nên bắt đầu tư đâu?

- Xây dựng các cụm ngành ở đây phải được hiểu là phát triển từ những cái có sẵn. Nhiều nước đã phát triển cụm ngành theo những gì họ muốn, nhưng không có cơ sở thực tế. Và họ đã thất bại. Trong khi đó, nếu xây dựng khu vực mới bắt đầu từ những cái cũ thì rất dễ thành công.

Nước Nhật là một ví dụ. Giờ đây, ai cũng biết họ đứng đầu thế giới về robot. Nhưng không phải tự dưng họ làm được robot. Nhật đã phát triển công nghiệp cơ khí, điện, điện tử từ cách đây hàng chục năm. Sau đó họ thấy nó phù hợp để phát triển công nghệ robot và đã đi lên theo hướng này.

Việt Nam cũng vậy. Tôi thấy những cơ sở sẵn có trong ngành may mặc, du lịch, chế tác, logistics… Nếu gắn kết được các ngành công nghiệp phụ trợ cho những lĩnh vực này, tổ chức đào tạo cho nó thì rất dễ thành công. Cũng có một số cụm ngành mới đang manh nha hình thành như điện, động cơ… Những dự án này đương nhiên là mạo hiểm hơn nhưng cũng là một cơ hội mà các bạn nên theo đuổi.

Nhật Minh ghi


Category: Kinh doanh | Views: 663 | Added by: nguyendangthanh | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:

Lịch
«  December 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031
Entries archive
Quảng cáo

 
 

  Chúng tôi chuyên nhận thiết kế,thi công các công trình Dân dụng & Công nghiệp   _ Uy tín - Chất lượng - Thẩm mỹ - Giá cả hợp lý _

Email : nguyendangthanh05@gmail.com _ Website : //nguyendangthanh.ucoz.com - ĐT : 0907.857.826